PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÔI Ở TRẺ NHỎ

Ngày 29/01/2023
Vừa qua Bệnh viện đa khoa Bắc – Thăng Long tiếp nhận và thực hiện tiểu phẫu cắt phanh môi cho bé gái 2 tuổi. Bé được phát hiện dị tật khi bố mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bắc – Thăng Long khám với biểu hiện răng cửa mọc thưa.
 
Hình ảnh phanh môi trước và sau khi cắt

Ngay sau khi tiếp nhận tình trạng của trẻ, các Bác sỹ đã tư vấn và tiến hành tiểu phẫu cho trẻ. Sau 30 phút tiểu phẫu đã hoàn thành.

Hình ảnh kíp phẫu thuật
Hậu quả của phanh môi bám thấp:
Phanh môi bám thấp thường thường sẽ gây ra lệch lạc răng hoặc khớp cắn cho trẻ như: tạo ra khe hở giữa 2 răng cửa giữa, từ 2mm đến 4 hoặc 5mm, nó còn làm xoay, lệch lạc các răng cửa. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp.
– Ngoài ra phanh môi bám thấp còn gây co kéo lợi, khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn cũng như mảng bám tích tụ nhiều hơn.
Phanh môi bám thấp là tình trạng điểm cuối cùng của phanh môi bám lên đỉnh xương hàm trên giữa 2 răng cửa. Hoặc phanh môi có thể bám sâu vào mặt trong của mào xương hàm trên, hay thường gọi là hàm ếch.
Hình ảnh Bác sỹ thực hiện tiểu phẫu cắt phanh môi

Bác sỹ khuyến cáo: Phanh môi bám thấp là một dị tật bẩm sinh nhưng người bệnh hiếm khi tự phát hiện sớm mà chỉ vô tình biết qua thăm khám Răng – Hàm – Mặt. Bởi tình trạng này gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng lẫn thẩm mỹ, nên ngay khi có dấu hiệu như có khe thưa giữa 2 răng cửa, chức năng ăn nhai suy giảm,… người bệnh cần đến gặp Nha sĩ để được chẩn đoán bệnh lý răng Răng – Hàm – Mặt nói chung và phanh môi bám thấp nói riêng. Các bậc phụ huynh cũng cần chú ý hơn đến con trẻ để kịp thời phát hiện, điều trị tình trạng này.