VÌ SAO NÊN KHÁM SÀNG LỌC HEN VÀ COPD?

Ngày 21/03/2023

Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản ngày càng tăng. Vì vậy tầm soát COPD và hen phế quản sẽ giúp chúng ta có khả năng phòng tránh và phát hiện sớm bệnh.

Đặc điểm và nguyên nhân của hen phế quản và COPD
Mặc dù có những biểu hiện khá tương đồng nhưng hen phế quản không phải là COPD và ngược lại.

Hen phế quản phần nhiều là do dị ứng, như dị ứng với phấn hoa, bụi, hay thực phẩm. Một số nguyên nhân khác của hen có thể kể đến là bị kích thích bởi khói thuốc lá, khói củi, rơm rạ, lò sưởi, một số thuốc, thời tiết thay đổi; thậm chí là do căng thẳng hay tập thể dục sai cách.
COPD chủ yếu do hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm không khí, hóa chất trong một thời gian dài và nguyên nhân di truyền.
Về biểu hiện:

Biểu hiện của hen phế quản chủ yếu là ho, đặc biệt là vào ban đêm; thở khò khè; khó thở; đau ngực.
Biểu hiện của COPD là ho mãn tính kéo dài, ho ra nhiều chất nhầy. khó thở, đặc biệt khi vận động cơ thể, thở khò khè, đau thắt ngực.
Cho đến hiện nay, cả hai bệnh này vẫn chưa có phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Những cách điều trị chỉ có tác dụng khắc phục một phần các hệ quả do hen và COPD gây ra. Do đó, việc tầm soát hen phế quản và COPD được khuyến khích và chú trọng.

Tầm soát COPD và hen phế quản sẽ giúp chúng ta có khả năng phòng tránh và phát hiện sớm bệnh. Ảnh minh họa.

Tầm quan trọng của việc tầm soát hen phế quản và COPD
– Hạn chế nguy cơ tử vong do hen phế quản và COPD
Hầu hết mọi người đều khá chủ quan khi bản thân mắc các bệnh về đường hô hấp. Theo WHO, COPD chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới sau bệnh động mạch vành, đột quỵ và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

– Phòng tránh hoặc hạn chế tối đa những khó chịu mà các bệnh gây ra
Dù ở mức độ nhẹ nhưng hen và COPD vẫn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Do thường xuyên khó thở nên những người mắc bệnh rất bị hạn chế khi vận động, từ đó dẫn đến cơ thể suy nhược, thường xuyên phụ thuộc vào thuốc cùng nhiều hệ quả tiêu cực khác.

– Thay đổi lối sống lành mạnh và tích cực hơn

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị hen suyễn ở trẻ
Bệnh hen suyễn ở trẻ em cần điều trị đúng để tránh biến chứng
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh hen phế quản và COPD, bất kể giới tính, quốc gia, môi trường làm việc,… Trên thực tế, các tác nhân gây ra hai bệnh trên có thể tìm ẩn xung quanh ta. Thông qua kết quả tầm soát hen và COPD, người thực hiện sẽ biết mình có nằm trong nhóm nguy cơ hay không.

Ngoài ra, bác sĩ cho người thực hiện lời khuyên, tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao,… để giảm tối đa khả năng mắc bệnh.

Những việc cần làm khi tầm soát hen phế quản và COPD
– Khám lâm sàng: Khám lâm sàng là bước đầu tiên và cần thiết khi tầm soát hen và COPD. Khi tầm soát hai bệnh lý về phổi này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên khoa hô hấp. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng hệ hô hấp của người khám, từ đó thực hiện các xét nghiệm tiếp theo chính xác hơn.

– Chụp X-quang phổi: Chụp X-quang phổi có chức năng xác định đường thở có đang bị nghẽn hay không. Đồng thời, xét nghiệm này cũng giúp loại trừ các nguyên nhân khác có biểu hiện giống giống hen suyễn và COPD như suy tim, ung thư phổi, bệnh lao,…

Khi chụp X-quang phổi, người thực hiện cần lưu ý không mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại để tránh nhầm lẫn và chèn hình.

Đo hô hấp ký có thử thuốc: Đo hô hấp ký là xét nghiệm cho biết phổi của người thực hiện tầm soát đang hoạt động như thế nào. Xét nghiệm này thường mất khoảng 10 phút. Đo hô hấp ký giúp đo lượng không khí trong phổi và tốc độ thở ra tối đa của người thực hiện.

Lưu ý: Ngưng hút thuốc lá trong vòng 1 giờ trước khi đo hô hấp ký, mặc áo quần rộng rãi, thoải mái để đảm bảo hít thở dễ dàng.

– Xét nghiệm công thức máu: Khi xét nghiệm công thức máu, bác sĩ sẽ lấy một vài mililit máu trực tiếp từ tĩnh mạch. Mẫu máu lấy được sẽ được đưa đi kiểm tra nồng độ Globulin miễn dịch của của người thực hiện.

Khám lâm sàng là bước đầu tiên và cần thiết khi tầm soát hen và COPD.

Phòng ngừa và hạn chế hen phế quản và COPD
Do chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh rất cần thiết. Những người mắc bệnh nên thực hiện:

Nên hạn chế thuốc lá và tránh khói thuốc lá.
Sống trong môi trường trường trong sạch; nhà cửa rộng rãi, thoáng mát.
Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo.
Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
Rèn luyện thể thao, giữ cho thân thể khỏe mạnh.
Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Đến bệnh viện hay bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
Xem thêm video được quan tâm