Cục máu đông là nhân tố giúp cầm máu, giảm thiểu tối đa sự mất máu khi cơ thể không may bị thương chảy máu. Tuy nhiên, sự hình thành cục máu đông trong một số trường hợp lại dẫn đến những hệ lụy sức khỏe đáng báo động. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc trường hợp các cục máu đông thường gặp và những vấn đề liên quan.
1. Cục máu đông và nguyên nhân xuất hiện cục máu đông
Cục máu đông có dạng những khối thạch giống như máu, có màu sẫm đặc trưng, được tìm thấy ở khá nhiều bộ phận trên cơ thể người như các động mạch, tĩnh mạch, phổi, bụng, cánh tay và chân.
Thông thường, cục máu đông sẽ phát huy tác dụng cầm máu khi cơ thể có sự va chạm dẫn đến bị thương hoặc do vết cắt gây chảy máu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mất máu quá nhiều. Sau khi vết thương được lành lại, đa phần cơ thể sẽ tự phá vỡ các cục máu đông. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, cơ thể không có khả năng giải quyết các cục máu đông. Do đó rất dễ dẫn đến nguy cơ chúng được hình thành ở bên trong mạch máu, lâu dần sẽ gây nên những vấn đề về sức khỏe đáng báo động như: Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hoặc ách tắc tĩnh mạch.
Một trong những vai trò của cục máu đông là giúp cầm máu
Nguyên nhân xuất hiện cục máu đông
Cục máu đông được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
- Sự tiếp xúc giữa dòng máu với các chất ở thành mạch máu hoặc trên da. Đây cũng là biểu hiện khi thành mạch máu vỡ, bề mặt da bị tổn thương.
- Sự hình thành của các mảng xơ vữa trong các động mạch cũng là yếu tố làm xuất hiện các cục máu đông thường gặp. Khi các mảng xơ vữa không may bị bong ra sẽ làm cho quá trình đông máu bị kích hoạt.
- Khi cơ thể có sự xuất hiện của dòng máu chảy một cách bất thường, sự rung tâm nhĩ cùng với huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông do có sự di chuyển chậm của máu.
Các dấu hiệu của bệnh cục máu đông
Thời gian đầu, bệnh lý này sẽ không có bất cứ biểu hiện nhận biết nào. Chỉ khi có sự tăng đột biến của số lượng cục máu đông hoặc ngăn cản lưu lượng máu thì cơ thể sẽ bộc lộ một số dấu hiệu sau:
- Chân hoặc tay bị lạnh mặc dù không phải mùa đông.
- Cơ thể người bệnh luôn luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.
- Sự suy yếu yếu của các chi bị ảnh hưởng.
- Vùng da có xuất hiện cục máu đông sẽ bị thay đổi màu.
- Đau đầu và tê nhức vùng tay, chân là một trong những biểu hiện thường gặp.
Số lượng cục máu đông gia tăng khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu
2. Quá trình hình thành
Trước khi tìm hiểu về các các cục máu đông thường gặp nhất thì việc theo dõi vòng đời của chúng cũng là điều cần khai thác. Theo các chuyên gia, sự hình thành cục máu đông phụ thuộc vào các phản ứng hóa học của cơ thể. Cụ thể như sau:
Sự xuất hiện của các nút tiểu cầu
Sự tổn thương mạch máu là đòn bẩy để giải phóng ra tiểu cầu, tại đây sẽ có sự tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên khối lấp đầy, quá trình chảy máu sẽ không diễn ra. Đồng thời, các tiểu cầu này cũng sẽ giải phóng ra một loại hóa chất có tác dụng thu hút thêm một số tiểu cầu và tế bào khác để chuẩn bị cho giai đoạn sau.
Sự phát triển cục máu đông
Sự hình thành protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu, giúp sản sinh ra các sợi tơ huyết. Từ đây có sự kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành mạng lưới làm gia tăng số lượng tiểu cầu và tế bào. Cục máu đông được hình thành ở vùng bị tổn thương.
Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của cục máu đông
Một số protein khác sẽ thực hiện nhiệm vụ bù đắp cho số lượng protein đóng vai trò là yếu tố đông máu để cục máu đông không thể lan rộng hơn mức cần thiết.
Tiêu huyết khối
Khi những vết thương lành lại, cơ thể sẽ không cần đến cục máu đông làm nhiệm vụ cầm máu. Lúc này, sợi fibrin cứng sẽ dần được hòa tan trong máu, tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng được tách rời nhau.
3. Các cục máu đông thường gặp
Theo các chuyên gia y tế, có 3 cục máu đông thường gặp, chúng được hình thành trong tĩnh mạch.
Huyết khối tĩnh mạch nông
Khối huyết này xuất hiện trong tĩnh mạch, gần với bề mặt da. Loại này thường gây ra những triệu chứng điển hình như:
- Vùng tĩnh mạch cảm thấy cứng và chạm vào thường gây đau đớn.
- Vùng da trên tĩnh mạch tấy đỏ.
- Xuất hiện cảm giác sưng, đau kèm theo tình trạng viêm da.
Huyết khối tĩnh mạch nông gây tấy đỏ vùng da bị ảnh hưởng
Cục máu đông tĩnh mạch sâu
Như chính tên gọi của nó, cục máu đông này được hình thành ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thông thường là ở đùi, chân dưới hay xương chậu. Người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có những triệu chứng sau khi có cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch sâu.
- Sưng phù chân, có thể một chân hoặc cả hai chân.
- Vùng da bị ảnh hưởng sẽ sưng tấy.
- Bắp chân và vùng chân xuất hiện những cơn đau quặn thắt.
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu được đánh giá là một trong những tình trạng y tế khẩn cấp. Bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thuyên tắc phổi
Nếu không được cấp cứu kịp thời, cục máu đông có thể đe dọa đến tính mạng con người. Lúc này, cục máu đông xuất hiện ở tĩnh mạch sâu sẽ bị vỡ và di chuyển đến phổi, làm tắc nghẽn phổi.
Thuyên tắc phổi nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề các cục máu đông thường gặp. Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn địa chỉ nào để chăm sóc sức khỏe thì hãy đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Trải qua hơn 26 năm hoạt động, Bệnh viện hiện quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh đa chuyên khoa của người dân.
Ngoài ra, MEDLATEC còn tự hào là đơn vị đạt được đồng thời 2 chứng chỉ hàng đầu về chất lượng phòng xét nghiệm, bao gồm tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP. Qua đó đảm bảo về tính chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như thời gian trả mẫu. Bên cạnh đó, cùng với dịch vụ lấy máu tận nơi tiện lợi, an toàn trong mùa dịch, sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.