Gần đây, Bệnh viện đa khoa Bắc – Thăng Long tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ có độ tuổi từ 6 đến 12 mắc bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.
Như trường hợp bệnh nhi D.T.A.T (12 tuổi) vào viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, buồn nôn. Sau khi nội soi dạ dày thấy hình ổ viêm có kích thước khoảng 0.8mm, test vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) dương tính.
Ngoài đau bụng là biểu hiện thường gặp nhất thì bệnh còn có các biểu hiện lâm sàng khác như sau:
- Kém ăn, quấy khóc ở trẻ nhỏ;
- Trẻ lớn hơn thường xuất hiện đau bụng vùng thượng vị kèm nôn hoặc ợ chua;
- Triệu chứng loét dạ dày sẽ là cồn cào và nóng rát vùng bụng trên rốn, đau tăng khi đói và giảm sau khi ăn hoặc uống sữa, thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid.
- Loét dạ dày nếu gây chảy máu sẽ có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Nếu xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây thiếu máu nặng, sốc.
- Thiếu máu nhược sắc kín đáo hoặc diễn biến từ từ đến nặng.
- Trẻ ăn chóng no, đầy bụng và khó tiêu.
Chỉ định điều trị khi nhiễm HP:
- Loét đường tiêu hóa (loét dạ dày, loét tá tràng)
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: nhiễm HP
- Thiếu máu thiếu sắt kháng trị đã loại trừ nguyên nhân khác: nhiễm HP
- Viêm dạ dày hạt: nhiễm HP
Sau đây là một số khuyến cáo từ các chuyên gia y tế giúp bạn có thể ngăn chặn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng một cách hiệu quả:
- Phòng bệnh
- Dinh dưỡng lành mạnh, an toàn, đảm bảo vệ sinh là cách tốt nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Một số biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng ở trẻ em bố mẹ nên biết:
- Cho trẻ ăn uống hợp lý: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa; ăn chậm, nhai kỹ; tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, bánh kẹo, đồ ăn vặt, thức uống có ga, trà, cà phê…
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tươi sạch; rửa, sơ chế thực phẩm đúng cách; rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi chế biến thức ăn; nấu chín kỹ thức ăn.
- Tránh để trẻ căng thẳng, áp lực: Tạo môi trường sống thoải mái, không gây áp lực cho trẻ; khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, giải trí lành mạnh, vừa sức và phù hợp lứa tuổi.
- Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn H.P: Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác (ly, cốc, dụng cụ ăn uống…); không uống nước chung; tầm soát vi khuẩn H.P nếu có triệu chứng, đặc biệt khi có người trong gia đình bị nhiễm khuẩn.
- Không dùng thuốc bừa bãi: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều dùng, loại thuốc; tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, lạm dụng kháng sinh và thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs).
- Không chủ quan: Trẻ hay than đau bụng, biếng ăn hay có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám, kiểm trang nguyên nhân và có phương hướng điều trị phù hợp.
- Tiêm vaccine đủ mũi và đúng lịch để tăng cường miễn dịch
Nếu có dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng vui lòng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị nếu phát hiện ra bệnh lý.